Hồi ký


Bùi Mạnh Lân - Phía sau thành công

20 năm gầy dựng khu công nghiệp trên vùng đất Sông Bé

TP. thủ Dầu Một, Bình Dương

Từ một vùng đất thuần nông với diện tích đất nông nghiệp chủ yếu trồng cây ngắn ngày, công nghiệp chưa có gì đáng kể, thế nhưng hôm nay, khi nhắc đến Bình Dương người ta nghĩ ngay đến một vùng đất có công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thu hút hàng chục ngàn doanh nghiệp đến đầu tư. Nhiều khu công nghiệp đã được xây dựng lên và trở thành điểm tựa cho “bước nhảy” của nền kinh tế Bình Dương, trong đó phải nhắc đến KCN Đồng An I thành lập vào năm 1997 và sau này là KCN Đồng An II thành lập vào năm 2008.

Vạn sự khởi đầu nan…                      

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, KCN Đồng An đã trở thành điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. Nhớ lại hồi mới thành lập, ông Bùi Mạnh Lân chia sẻ: “Khi đặt chân đến Bình Dương năm 1994, lúc đó chúng tôi nhận thấy tỉnh Sông Bé (tên cũ của Bình Dương và Bình Phước hiện nay) có diện tích rộng, đất đai bằng phẳng nhưng kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào cây cao su ở vùng đất Dầu Tiếng, Phú Giáo...  Còn tại các huyện, như Thuận An (bao gồm Dĩ An hiện nay) khi ấy đất đai bằng phẳng nhưng khô cằn, người dân chỉ trồng được một số loại cây ngắn hạn, doanh nghiệp thưa thớt. Việc thu hút các nhà đầu tư là vô cùng cần thiết, tuy nhiên, nếu không phát triển được cơ sở hạ tầng thì doanh nghiệp sẽ e ngại, mà lúc đó hầu như cơ sở hạ tầng của tỉnh chỉ là con số không. Khó khăn nhiều, nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn Bình Dương để xây dựng khu công nghiệp Đồng An, nhằm kêu gọi các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước”.

Quyết tâm nói là làm, Khu công nghiệp Đồng An dần hình thành với một diện mạo mới, đường sá được đầu tư xây dựng khang trang, điện cũng được kéo về... Đó là quãng thời gian khá gian nan vất vả. “Nhìn con đường rộng thênh thang nhưng không một bóng người qua lại, chúng tôi cũng không nghĩ được bao lâu thì KCN Đồng An mới được lấp đầy. Không chỉ vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới của những năm 1997- 2000 nổ ra làm cho sự lo lắng đó càng tăng lên”. 

Trưởng thành từ nội lực

Khu Công nghiệp Đồng An 2, Bình Dương

Tuy nhiên sau đó, với những chính sách thu hút của tỉnh, một làn sóng đầu tư đã đến với Bình Dương. “Hữu xạ tự nhiên hương”, các nhà đầu tư tìm đến Bình Dương ngày một đông hơn và khu công nghiệp Đồng An cũng dần được lấp đầy. Đến nay KCN này đã thu hút trên 120 doanh nghiệp với gần 45.000 lao động. 

“Từ thành công của Đồng An I, Hưng Thịnh tiếp tục đầu tư mở khu công nghiệp Đồng An II với diện tích trên 235 ha. Tuy vậy, vấn đề khó khăn ở đây là khi có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư thì giá đất đền bù tăng lên và nhiều KCN mới cũng được hình thành. Chính vì vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp cũng như đền bù thỏa đáng quyền sử dụng đất của dân, một mặt chúng tôi vận động, thuyết phục từng hộ gia đình với giá cả đền bù hợp lý, mặt khác chúng tôi chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn trước. Những gì yếu kém ở Đồng An I thì chúng tôi chỉnh sửa và hoàn thiện ở KCN Đồng An II”, ông Lân cho biết thêm. Với suy nghĩ đó, KCN Đồng An II đã được hình thành và đến nay khoảng 75% “đã có chủ”. Trong đó thu hút trên 40 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu là những doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Lợi thế lớn của KCN Đồng An I và Đồng An II là vị trí đắc địa, gần với các trục đường chính, dễ dàng thông thương với cảng, sân bay và các trung tâm kinh tế lớn…

Từ doanh nhân đến người thầy…

Năm 2008, chỉ một năm sau khi thành lập KCN Đồng An II, doanh nhân Bùi Mạnh Lân đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao (CĐNCNC) Đồng An, trực thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội. 20 năm làm kinh doanh, hiểu rõ bước phát triển và nhu cầu lao động rất lớn của ngành công nghiệp tại địa phương, doanh nhân Bùi Mạnh Lân xác định trường CĐNCNC Đồng An phải là cầu nối hợp tác giữa các doanh nghiệp và người lao động trẻ có tay nghề. Đi sâu vào dạy nghề 3 lĩnh vực chính là điện tử - cơ điện tử, cơ khí chính xác và công nghệ thông tin, trường đào tạo theo yêu cầu đơn đặt hàng của doanh nghiệp nên bảo đảm tuyệt đối chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu thực tế và kết quả là những sinh viên ra trường có khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc. Ngoài ra, với lợi thế là doanh nghiệp đầu tư vào dạy nghề, trường Đồng An rất dễ dàng kết nối, hợp tác với các doanh nghiệp khác trong đào tạo.

Lợi thế của trường là nằm ở vị trí trung tâm của 3 tỉnh, thành phố năng động, phát triển công nghiệp nhanh và mạnh nhất nước, ngành cơ khí phát triển từ lâu đời, có khu đô thị Đại học Quốc gia,  khu Công nghệ cao TPHCM, khu công nghiệp thuộc 2 tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Khuôn viên rộng 30 ha, xanh - sạch - đẹp, thuận lợi cho môi trường giáo dục. Cơ sở hạ tầng được xây dựng mới, khang trang, hiện đại như: trung tâm công nghệ cao, thư viện, nhà thi đấu đa năng, ký túc xá, khách sạn, nhà hàng, hội trường, trang thiết bị hiện đại và đồng bộ với doanh nghiệp. Điều ông Bùi Mạnh Lân còn mong muốn là Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tự chủ trong hoạt động, mở rộng, liên kết trong thực hiện các giáo trình dạy nghề…

Sắp xếp theo:


Vén mây cuối trời...
06/06/2016 08:20

Lòng thù hận rồi cũng sẽ nguôi ngoai, nhưng đôi khi lòng ham muốn vô vọng nắm giữ đời sống lại bắt đầu từ cái nhìn sai lầm. Dù ai đó có không tin vào kiếp luân hồi, nhưng quả thật những gì diễn ra cho đến ngày hôm nay cho thấy sự ...



Bùi Mạnh Lân - Phía sau câu chuyện của thành công
24/05/2016 11:09

Từ một vùng đất thuần nông với diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là cây ngắn ngày, công nghiệp chưa có gì đáng kể. Thế nhưng hôm nay, khi nhắc đến Bình Dương người ta nghĩ ngay đến một vùng đất có công nghiệp phát triển mạnh mẽ và ...



Tìm kiếm



Sự thành công của các Nhà đầu tư chính là sự thành công của chúng tôi, vì vậy chúng tôi không ngừng cập nhật, cải tiến mọi dịch vụ nhằm đáp ứng được tất cả các yêu cầu của các Nhà đầu tư.
Doanh nhân Bùi Mạnh Lân

Phim giới thiệu



Mạng xã hội
facebook twitter gplus youtube

Doanh nhân Bùi Mạnh Lân
© 2016 Bảo lưu nội dung.

Online: 1